Hiểu Rõ Các Trình Độ Tiếng Đức – Bước Quan Trọng Trên Hành Trình Định Cư tại Đức

Ảnh minh họa được tạo bởi Dalle-3

Đối với các Giấy phép Cư trú không thời hạn như Giấy phép Cư trú Vĩnh viễn Niederlassungserlaubnis, việc biết tiếng Đức là điều kiện cần thiết.

Khi học tiếng Đức, việc hiểu rõ các trình độ ngôn ngữ là cực kỳ quan trọng, đặc biệt nếu bạn dự định sinh sống, làm việc hoặc học tập hay định cư tại Đức. Luật Cư trú của Đức đã xác định rõ các trình độ ngôn ngữ, mỗi trình độ phản ánh một khả năng tiếng Đức khác nhau.

Phân biệt các trình độ tiếng Đức

Về cơ bản, Luật Cư trú phân biệt các trình độ ngôn ngữ sau:

  • A1 = kiến thức cơ bản về tiếng Đức
  • A2 = kiến thức đủ về tiếng Đức
  • B1 = kiến thức đạt yêu cầu về tiếng Đức
  • B2 = kiến thức tốt về tiếng Đức
  • C1 = thành thạo tiếng Đức.

Để hiểu thêm mọi người có thể tìm hiểu trên website của Khung Tham chiếu Châu Âu về Ngôn ngữ, các trình độ ngôn ngữ này được giải thích chi tiết hơn.

Điều kiện xin Giấy phép Cư trú Vĩnh viễn Niederlassungserlaubnis thông thường cần có trình độ tiếng tương đương với trình độ B1 của Khung Tham chiếu Châu Âu về Ngôn ngữ. Yêu cầu về tiếng Đức trong trường hợp xin thị thực đoàn tụ gia đình với vợ /chồng là A1.

Trình độ tiếng Đức được công nhận như thế nào?

  • Chứng chỉ ngôn ngữ ở trình độ từ A2 đến C1 (chứng nhận bởi telc hoặc Viện Goethe) hoặc
  • “Kỳ thi tiếng Đức cho việc nhập học Đại học” (DSH 1, 2, 3) hoặc
  • “Bằng cấp tiếng Đức” (DSD I, II) hoặc
  • “Chứng chỉ khóa học Hội nhập” (Zertifikat Integrationskurs) cho việc tham gia thành công khóa học hội nhập hoặc
  • Giấy chứng nhận kết quả các bài kiểm tra cuối khóa học hội nhập (Abschlusstests am Integrationskurs).

HP